Logo Website

IV. CÁC DỤNG CỤ BÀO CHẾ THÔNG THƯỜNG

08/02/2018
Các dụng cụ trên đây còn thô sơ, khi dùng phải rửa thật sạch, tiệt trùng bằng cách đốt cồn, nếu cần chúng ta phải nghiên cứu cải tiến để cơ giới cách bào chế đông dược, tránh luộm thuộm và thủ công

Bàn chải (lông, tre, đồng): để chải cho sạch đất, cát, nấm bám lên dược liệu.

Giần, sàng: để phân chia, chọn lọc dược liệu theo nặng nhẹ cho được thêm tinh khiết.

Dao thái (sắt, inox): thái cắt dược liệu cho nhỏ. Thường dược liệu có chất chát thì không dùng dao sắt mà dùng dao inox.

Dao cầu: để thái dược liệu to cứng.

Dao bào: để bào những dược liệu đã được ủ mềm.

Cối, chày: để giã dập hoặc nghiền tán bột, luyện thuốc hoàn thường là cối bằng đồng, đá, sứ, gang…

Thuyền tán: bằng gang để tán dược liệu đã sấy khô thành bột nhỏ, khi tán nên để giấy sạch ở dưới và xung quanh thuyền tán để hứng lấy bột vương vãi ra, tán bằng chân phải rửa sạch chân hãy vào tán.

Rây: thường dùng rây mua ở ngoài chợ, rây này tương ứng với rây số 26 - 24 của tây y, bột rây này khó làm viên nén được.

Siêu (đất, men, thủy tinh): để sắc thuốc.

Chảo: thường dùng bằng gang để sao thuốc. Khi nấu dùng nồi nhôm hoặc inox.

Cóng: nồi nhôm hay đất để chưng thuốc.

Chõ: bằng đất hay nhôm, đồng, inox để đồ dược liệu cho mềm hoặc cho chín.

Các dụng cụ trên đây còn thô sơ, khi dùng phải rửa thật sạch, tiệt trùng bằng cách đốt cồn, nếu cần chúng ta phải nghiên cứu cải tiến để cơ giới cách bào chế đông dược, tránh luộm thuộm và thủ công.

Theo Bào chế đông dược 2005