Logo Website

BÀO CHẾ BÁ TỬ NHÂN

18/02/2018
Nhân trong hột quả cây trắc bá. Thứ toàn nhân sắc vỏ vàng đỏ hơi nâu, không lẫn vỏ hột, không thối, không lép, không mốc, không mọt là tốt.

BÁ TỬ NHÂN

Tên khoa học: Thuja orientalis L. Họ trắc bá (Cupressaceae)

Bộ phận dùng: nhân trong hột quả cây trắc bá. Thứ toàn nhân sắc vỏ vàng đỏ hơi nâu, không lẫn vỏ hột, không thối, không lép, không mốc, không mọt là tốt.

Thành phần hóa học: có chất dầu, mỡ.

Tính vị - quy kinh: vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh tâm và tỳ.

Tác dụng: bổ tâm tỳ, nhuận huyết mạch. Thuốc tư dưỡng cường tráng.

Chủ trị - liều dùng: trị hồi hộp, hoảng hốt (an tâm thần), trị đau khớp xương đau lưng, trị phong thấp, trị ra mồ hôi; ích khí bổ huyết.

Ngày dùng: 4 - 12g.

Kiêng kỵ: ỉa chảy, ho ít đờm thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

a. Tẩm rượu một đêm, lấy ra phơi khô, dùng nước cốt hoàng tinh đổ ngập, đun nhỏ lửa mà nấu thành cao (Lôi Công)

b. Lấy hột trắc bá cho vào chõ đồ chín, phơi khô, giã bỏ vỏ, lấy toàn nhân, sao khô, nghiền nát cho vào thuốc.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Dùng toàn nhân, rửa sạch, phơi khô (thường dùng). Nếu đã để lâu thì sao qua để bỏ dầu.

Muốn tán bột thì phải tán chung với các vị khác để không dính mà dễ tán.

Bảo quản: để nơi khô ráo, trong khạp, hũ có lót và vôi sống; đề phòng mốc, mọt.

Tham khảo Bào chế Đông Dược 2005