BÀO CHẾ BẠC HÀ
BẠC HÀ
Tên khoa học: Mentha arvensis L.; Họ hoa môi (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Cả cây (cành lá), hái lúc cây chưa ra hoa về cuối xuân hay sang thu. Cành phải có nhiều lá, thơm; ít lá là xấu. Không dùng lá úa có sâu, không nhầm với lá bạc hà dại (Mentha sp.) lá dày, có lông và hôi.
Thành phần hóa học: Có tinh dầu (chủ yếu là mentol).
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính lương (mát). Vào hai kinh phế và can.
Tác dụng: Phát hãn, tán phong nhiệt.
Chủ trị: Cảm nóng, nhức đầu, cổ họng sưng, mắt đỏ, ngoài da nổi mày đay.
Liều dùng: Ngày 2 - 6g.
Kiêng kỵ: khí hư huyết ráo, can dương thịnh quá thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem lá bạc hà khô tẩm nước, để vào chỗ mát thấy cây và lá mềm thì cắt từng đoạn, âm can cho khô để dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa qua, để ráo nước, thái ngắn độ 2 cm, phơi âm can cho khô.
Bảo quản: tránh nóng ẩm, đậy kín.
Tham khảo Bào chế Đông Dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN