Logo Website

BÀO CHẾ BẠCH BIỂN ĐẬU (đậu ván trắng)

19/02/2018
Bạch biển đậu bộ phận dùng là hạt. Dùng thứ hạt già, mập, chắc chắn, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, không lép là tốt. Thứ hạt đen không dùng.

BẠCH BIỂN ĐẬU (đậu ván trắng)

Tên khoa học: Lablab purpureus (syn. Dolichos lablab L.), Họ đậu (Fabaceae)

Bộ phận dùng: Hạt. Dùng thứ hạt già, mập, chắc chắn, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, không lép là tốt. Thứ hạt đen không dùng.

Thành phần hóa học: hạt chứa tinh bột, chất béo, chất đạm, các sinh tố A, B, C, acid cyanhydric.

Tính vị - quy kinh: ngọt, hơi ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.

Tác dụng: Kiện tỳ, chỉ tả, hóa thấp, giải độc.

Công dụng: thường ngày dùng chữa hoắc loạn do khí nắng, khí thấp, trị thổ tả, phiền khát, giải độc rượu.

Liều dùng: 6 - 16g.

Kiêng kỵ: người bị bệnh thương hàn thì kiêng dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy hạt bạch biển đậu có vỏ cứng, để nguyên cả vỏ, sao chín dùng, có khi tẩm vào nước sôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ dùng, Cũng có khi để sống dùng, tùy từng trường hợp (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Thường dùng thứ hạt nguyên còn sống, khi bốc thuốc thang thì giã dập.

- Dùng chín: rửa, để ráo nước rồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì giã dập.

Nên dự trữ cả 2 thứ sông và chín.

Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để vào lọ đậy kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005