Logo Website

BÀO CHẾ BẠCH CHỈ

19/02/2018
Người xưa hái bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy hoàng tinh (số lượng bằng nhau) cùng bỏ vào nồi đồ một lúc lấy bạch chỉ phơi khô dùng

BẠCH CHỈ

Tên khoa học: Angelica dahurica Benth et Hook.; Họ hoa tán (Umbelliferae)

Bộ phận dùng: rễ. Rễ hình dùi tròn, có từng vành, phía dưới chia rễ nhánh cứng, ngoài vỏ vàng nâu nhợt, trong trắng ngà, có từng đường vạch dọc, thơm, cay, to, dày, không mốc mọt là tốt.

Thành phần hóa học: Có tinh dầu.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn.

Vào phần khí của kinh phế, vị và đại tràng, cũng vào phần huyết.

Tác dụng: Phát biểu giải cơ, tán phong, táo thấp, hưng phấn thần kinh trung khu, hành huyết.

Công dụng:

Dùng sống: trị nóng rét, nhức đầu, cảm mạo; bôi chữa lở sơn (nước sắc 50%), viêm xoang, ngậm dịch cồn chữa hôi miệng.

Tẩm giấm sao: trị lâm lậu.

Sao cháy: trị đại tiện ra máu.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8g.

Kiêng kỵ: âm hư và hỏa uất không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Người xưa hái bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy hoàng tinh (số lượng bằng nhau) cùng bỏ vào nồi đồ một lúc lấy bạch chỉ phơi khô dùng.

Ngày nay khi lấy về, rửa sạch, cắt ra từng khúc trộn vào vôi (để cho sắc trắng và khỏi mọt) phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. Có thể sao cháy, hoặc tâm giấm sao.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ phơi âm can cho khô. Không sao tẩm gì.

Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, bảo quản bằng vôi sống, tránh nóng.

Ghi chú: Thứ bạch chỉ ta di được của Trung Quốc có vỏ màu nâu ruột thì gần giống độc hoạt, dẻo và xốp.

Bạch chỉ nam: có nhiều bột trắng, vị hơi the, chỉ dùng thay được bạch chỉ trong bệnh lở ngứa.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005