BÀO CHẾ BẠCH LIỄM
BẠCH LIỄM
Tên khoa học: Ampelopsis japonica (Thunb) Makino; Họ nho (Vitaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ hình tròn, to bằng quả trứng gà thường gọi là củ, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài sắc đen trong trắng, vị đắng, thường bổ dọc làm đôi. Có nơi hay lấy củ (củ khoai lang làm giả). Hay nhầm với củ bạch cập (củ có 3 nhánh cứng, mịn và trong).
Thành phần hóa học: Có chất dính, tinh bột và các chất khác chưa rõ…
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, ngọt, tính hàn. Vào bốn kinh tâm, can, tỳ và vị.
Tác dụng: Tả hỏa, tán kết, thu liễm chỉ đau, trừ nhiệt.
Chủ trị : Trị ung nhọt, sang lở, tan khí kết, trễ con kinh giản, phụ nữ âm hộ sưng đau và xích bạch đới.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hỏa, nhiệt độc thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y: Dùng bạch liễm chỉ thái lát dùng hoặc tán bột dùng, không phải sao tẩm gì.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm một ngày đêm, ủ mềm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Thường hay tán bột làm hoàn tán. Không phải tẩm sao.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín trong chum, vại, lọ, có lót vôi sống vì dễ bị mốc mọt.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN