BÀO CHẾ BẠCH VI
BẠCH VI
Tên khoa học: Cynanchum atratum Bunge.; Họ thiên lý (Asclepiadaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ thành chùm nhỏ, sắc trắng ngà. Không nhầm rễ bạch vi với rễ bạch tiền. Rễ bạch vi màu nâu, hơi mềm, hơi đắng và mặn; rễ bạch tiên ngọt hơn, màu trắng hơn, bẻ giòn hơn.
Thành phần hóa học: chứa chất dầu.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, mặn, tính bình. Vào kinh vị.
Tác dụng: Thanh huyết nhiệt.
Chủ trị: Trị lậu huyết, âm hư phát nhiệt, chứng phong ôn mà sốt nóng (dùng sống); sản hậu hư nhược, buồn nôn (dùng chín)
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: hay ỉa chảy thì không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Ngâm nước vo gạo nếp một đêm lấy ra bỏ hết râu ria, giã nốt, đồ lên 3 giờ, phơi khô (Lôi Công).
- Rửa rượu rồi dùng (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, để ráo, cắt ngắn 1 - 2 cm, phơi khô dùng sống (cách này thường dùng)
Có trường hợp tẩm qua rượu (để hành chân huyết)
Bảo quản: đậy kín.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN