Logo Website

BÀO CHẾ BÁN HẠ

23/02/2018
Xát rửa sạch vỏ, lấy nước sôi dội vào, ngâm 7 ngày, mỗi ngày thay nước sôi một lần. Phơi tái, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy khô dùng (có thể sau khi phơi khô tán bột).Ngâm nước gừng lẫn với nước sôi 3 ngày, rửa lại phơi khô (pháp hạ).

BÁN HẠ

Tên khoa học: Pinellia ternata Breit.; Họ ráy (Araceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ. Ở Việt Nam không có cây bán hạ Trung Quốc, ta thường dùng củ cây chóc chuột (Typhonium divaricatum, Decne, cùng họ), lá chia thành 3 thùy, củ to thì làm nam tinh, củ nhỏ bằng ngón tay làm bán hạ.

Nhưng ta còn có cây chóc ri (Typhonium sp.), lá hình tam giác, thân rễ nhỏ bằng ngón tay thay bán hạ thì tốt hơn.

Dùng thân rễ to hơn ngón tay cái (đường kính độ 15mm), vỏ xám hơi đen, thịt trắng còn nhiều bột, không mốc mọt.

Thành phần hóa học: (của cây bán hạ Trung Quốc): có phytosterrol, tinh dầu, chất béo, chất dính, bột và chất ngứa.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, ngứa, tính hơi hàn (sống)., sau khi bào chế, tính ôn còn ít cay, ít ngứa. Vào hai kinh tỳ và vị.

Tác dụng: hạ nghịch khí, giáng nghịch chỉ nôn, tiêu đàm thấp.

Chủ trị:

- Dùng sống: Trị rắn cắn (giã dập đắp vào chỗ bị thương)

- Dùng chín:

+ Tẩm gừng: Trị ho có đàm, hạ khí nghịch, chỉ ẩu thổ, trị thương hàn.

+ Tẩm cam thảo và bồ kết: trị hen suyễn có đàm.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Âm huyết hư, tân dịch kém, có thai thì đều không nên dùng.

Cách bào chế:

Có rất nhiều cách bào chế, chủ yếu làm bớt ngứa, giảm độc.

Theo Trung y:

- Lấy bán hạ (160g), bột bạch giới tử (80g), giấm thanh (80g) trộn lẫn để một đêm. Lấy bán hạ ra rửa đi rửa lại cho hết nhớt (Lôi Công).

- Xát rửa sạch vỏ, lấy nước sôi dội vào, ngâm 7 ngày, mỗi ngày thay nước sôi một lần. Phơi tái, thái mỏng, tẩm nước gừng, sấy khô dùng (có thể sau khi phơi khô tán bột).Ngâm nước gừng lẫn với nước sôi 3 ngày, rửa lại phơi khô (pháp hạ).

- Ngâm nước 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần:

+ Ngâm 7 ngày trong nước vôi trong.

+ Ngâm với nước 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần.

+ Ngâm 7 ngày trong nước phèn chua và phác tiêu (cứ 1 kg bán hạ cho vào 1/2 kg phác tiêu và 0,250kg phèn).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Nấu 1kg thân rễ chóc với 0,100 kg cam thảo và 0,1 kg bồ kết (đổ ngập nước) cho đến khi cạn hết nước. Bẻ thân rễ ra thấy ruột trong đều là được, nếu còn thấy đốm trắng, nấu lại bằng nước sôi, phơi khô.

- Rửa sạch ngâm nước 2 - 3 ngày, hàng ngày thay nước, rửa sạch.

Đem ngâm nước phèn và nước gừng trong 24 giờ (cứ 1 kg thân rễ chóc dùng 300g gừng tưới giã nhỏ và 50g phèn đổ ngập nước), rửa sạch, đồ (không đậy kín, để cho hơi bay ra), thái hay bào mỏng, tẩm nước gừng một đêm (cứ 1kg thân rễ chóc dùng 150 g gừng tươi giã nát với 50 ml nước rồi vắt lấy nước), sao vàng (trước khi sao vàng cần phân loại to nhỏ, sao riêng để được vàng đều). Cách này thường dùng.

Bảo quản: Cứ một tháng phơi sấy lại một lần để tránh mốc, mọt. Nếu phải sấy diêm sinh thì không nên sấy lâu. Bào chế rồi, đựng lọ kín.

Tham khảo Bào chế Đông duọc 2005