Logo Website

BÀO CHẾ BỒ CÔNG ANH

24/02/2018
Dùng tươi: rửa sạch, giã nhỏ cho vào một ít muối đắp vào chỗ bị viêm nhọt, hoặc giã nhỏ hòa một ít nước chín, vắt lấy nước uống. Bồ công anh dùng thứ mới tốt hơn để lâu ngày.

BỒ CÔNG ANH (cây mũi mác)

Tên khoa học: Lactuca indica L.; Họ cúc (Asteraceae)

Bồ công anh Trung Quốc có hai loại là:

- Taraxacum officinale Wigg và

- Taraxacum mongolicum Hand. Mazt cũng họ cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Bồ công anh Việt Nam dùng toàn thân bỏ gốc rễ. Bồ công anh Trung Quốc dùng toàn thân và gốc rễ.

Thành phần hóa học: Bồ công anh Việt Nam có chất lactuxerin và chất đắng là acid lacturic, lactucopicrin, lactuxin.

Bồ công anh Trung Quốc có chất đắng taraxaxin và taraxaxerin.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, ngọt, tính hàn. Vào ba kinh vị, tiểu trường và đại trường.

Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.

Chủ trị: Ung nhọt, ghẻ lở, đau vú, tràng nhạc, đinh độc, nhiệt lậu, tỳ vị có hỏa uất.

Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g, có thể đến 30g.

Cách bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Rửa sạch, cắt ngắn 3 - 5 cm, phơi khô dùng.

- Nấu cao: rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc, dùng uống kết hợp với dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt (1ml = 10g).

- Dùng tươi: rửa sạch, giã nhỏ cho vào một ít muối đắp vào chỗ bị viêm nhọt, hoặc giã nhỏ hòa một ít nước chín, vắt lấy nước uống.

Bồ công anh dùng thứ mới tốt hơn để lâu ngày.

Bảo quản: Phơi thật khô bỏ vào bao tải, để nơi cao ráo, thường xuyên phơi, bị âm rất mau mục và mốc.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005