BÀO CHẾ CAO KHỈ
CAO KHỈ
Ở nước ta, có nhiều loại khỉ, tên khoa học là Macacca sp… Họ khỉ (Coreopitheeirtae).
1. Khỉ độc (có thứ gọi là khỉ ông già, có thứ gọi là khỉ bạc má)
2. Khỉ đàn (có thứ đỏ đít, có thứ hai chân sau đỏ)
Con vượn, con đười ươi, con tinh tinh là giống khác hai loại trên, không dùng làm thuốc; chỉ có khỉ độc và khỉ đàn mới dùng làm thuốc. Khỉ đàn sông từng bầy, có nhiều hơn cả, dễ bắt. Khỉ rừng làm thuốc tốt hơn khỉ nuôi. Khỉ nặng trên 5kg thì mới dùng. Xương khỉ còn đầu đuôi dễ phân biệt với xương chó, xương vượn vì có chân tay dài hơn.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, mận, tính bình. Vào hai kinh can và thận.
Công dụng:
- Xương khỉ: bổ can thận, ích cốt tủy, trị mọi chứng phong lao.
- Thịt khỉ: trị sốt rét lâu ngày.
- Cao khỉ toàn tính: bổ thận, cường dương, mạnh gân cốt.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 10g cao.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Ít nhất nấu 2 con (trên 10kg).
Có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt vào nấu chung, vì cao thịt nấu riêng không đông đặc được. Muốn nấu cao thịt riêng mà được cao đông đặc thì cứ 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong hai ngày đêm.
Nhưng thường người ta nấu thịt khỉ với xương khỉ cùng một lúc, vì nấu riêng hai thứ này mới trộn vào nhau thì phải giữ (canh) cao lỏng của thịt, chờ cao xương gần được mới trộn vào; nếu giữ không đúng mức thì cao thịt có thế bị thiu. Cách nấu chung như sau:
1. Chuẩn bị: cắt tiết khỉ nhưng nên đổ nước sôi cho khỉ chết; lấy nước sôi làm lông cho sạch, lột lấy da để nấu cao riêng, lọc lấy thịt cho kỹ, bỏ mỡ, bỏ hết phủ tạng, xương để riêng.
2. Làm thịt: lấy nước ẩm 800C rửa sạch, thái miếng 100 - 200g. Giã nát 0,200kg gừng, hòa vào 300ml rượu trắng, vắt lấy nước, lại giã và thêm 200ml rượu, vắt lấy nước. Tẩm bóp thịt cho đến hết rượu gừng để khỏi tanh và bót tính lạnh của thịt. Có người tẩm với bột đại hồi, quế chi, thảo quả (mỗi thứ 50g), rồi nướng qua cho vàng thơm hoặc sấy qua cho teo miếng thịt. Cho thịt vào cái túi vải, đặt túi vào giữa một thùng nhôm.
3. Làm xương: nếu là xương tươi thì phải làm sạch, hết mỡ và tủy, nếu không sau này nhiều váng mỡ phải vớt bỏ đi và cao dễ bị chảy.
Sau đó làm xương khỉ như làm gạc, cho xương vào thùng nhôm, xung quanh túi vải, dưới đặt một cái vỉ cho khỏi cháy. Cho nước sôi vào thùng ngập hẳn xương thịt trên 10cm rồi thì cứ 10kg xương thịt thêm 100ml nước cốt gừng vắt hòa tan trong 500ml rượu trắng, đun và nấu làm như cao gạc. Thời gian đun nấu lâu hơn là làm cao gạc, mất 8 - 9 ngày, cho đến khi nào bóp xương thấy mềm gẫy ra là được; khi các nước đã trộn chung cô lại và cao toàn tính đến độ sền sệt. Cô cách thủy trên cát; đánh mạnh nhanh, đều tay đến khi nào lấy dao rạch sâu, hai mép không khép lại là được. Tỷ lệ cao là 1/10.
Ghi chú: Xương đầu có thể nấu cao riêng trị ngược tật, trẻ em lên kinh giật.
Da khô nấu cao riêng trị chứng ngứa.
Mật khỉ trị kinh giản, đau mắt.
Bảo quản: Bọc miếng cao trong giấy bóng kính, tránh nóng, tốt hơn là đựng vào thùng có vôi sống và đậy kín.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN