BÀO CHẾ CAO LƯƠNG KHƯƠNG
CAO LƯƠNG KHƯƠNG (riềng núi)
Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance.; Họ gừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) sạch đất cát và rễ con, có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, già, màu vàng nâu, không mốc mọt là tốt.
Hiện nay còn dùng riềng nếp (Alpinia galanga Swartz) to và cao hơn cây riềng núi: thân rễ màu hồng, ít thơm.
Thành phần hóa học: có tinh dầu 0,5 đến 1% (bao gồm: galangola, galangin, alpinin, kaempferit).
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.
Tác dụng: Ôn trung, tấn hàn, chỉ thống, tiêu thực.
Chủ trị: Chữa các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, kém tiêu hóa.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách bào chế:
Theo Trung y: Dùng cao lương khương nên sao qua, cũng có khi dùng với gừng, ngô thù, đất vách hướng đông sao qua (Lý Thời Trân). Tỳ hư mà sốt rét do hàn gây ra chỉ tẩm dầu mè sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, có thể phơi nắng nhẹ tránh nóng bay mất tinh dầu thơm.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN