Logo Website

BÀO CHẾ CÁT SÂM

25/02/2018
Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín

CÁT SÂM (nam sâm)

Tên khoa học: Milletia speciosa Champ.; Họ đậu Fabaceae (Papilionaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ (rễ củ), củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bột thì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột.

Thành phần hóa học: Phenolic glycosid: millettiaspecosides A-C (1–3).

Tính vị - quy kinh: vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và tỳ.

Tác dụng: Bồi bổ cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống).

Chủ trị: Kiện tỳ, trừ hư nhiệt, bổ trung ích khí, nhiệt kết, đau đầu đau bụng.

Liều dùng: Ngày dùng: 20 - 40g.

Kiêng kỵ: không phải âm hư, phổi ráo thì kiêng không dùng.

Cách bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín như trên.

Bảo quản: Dễ bị mọt, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Không nên bào chế nhiều, dùng đến đâu bào chế đến đấy.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005