Logo Website

BÀO CHẾ CÂU ĐẰNG

26/02/2018
Dùng câu đằng chỉ dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì phải để riêng, sắc thuốc gần tới mới cho dược liệu vào

CÂU ĐẰNG

Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks.; Họ cà phê (Rubiaceae)

Bộ phận dùng: Đoạn thân hay cành có gai hình móc câu.

Gai mọc ở kẽ lá, thòng xuống, cong như lưỡi câu, mới mọc sắc xanh, già thành màu nâu, cứng rắn, dùng thứ non có tác dụng mạnh hơn thứ già. Thứ khô, không mốc, mọt, mục, mồi khúc có hai gai ở hai bên là tốt, thứ chỉ có một gai kém giá trị, thứ không có gai thì không dùng.

Thành phần hóa học: Có chất rhynchophylin, isorynchophyllin và các chất khác chưa được nghiên cứu rõ.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và tâm bào.

Chủ trị: Trẻ em nóng rét cảm phong, trị kinh giản, làm cho ban sởi phát ra (thấu phát).

Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g.

Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt và thực hỏa thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Dùng câu đằng chỉ dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì phải để riêng, sắc thuốc gần tới mới cho dược liệu vào.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Dùng khô, thái nhỏ nếu có to quá. Không phải tẩm sao.

- Dùng sắc thì sau khi thuốc gần tới mới cho câu đằng vào, chỉ để sôi dạo là được.

Có thể tán bột dùng làm hoàn tán.

Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió. Bào chế rồi đậy kín.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005