Logo Website

BÀO CHẾ CÂU KỶ TỬ

26/02/2018
Quả lớn đều nhau, mềm là tốt, màu thâm đen là xấu, để lâu thường đen kém phẩm chất. Do vậy khi thấy gần thâm đen, người ta phun qua ít rượu, xóc đều thì nó nở ra, đồng thời màu tươi đỏ lại nổi lên, cho vào lọ đậy kín. Có người phun ít rượu rồi sấy qua diêm sinh.

CÂU KỶ TỬ

Tên khoa học: Lycium sinense Mill.; Họ cà (Solanaceae)

Bộ phận dùng: Quả. Quả chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, trong có nhiều hạt, hình thân dẹt.

Quả lớn đều nhau, mềm là tốt, màu thâm đen là xấu, để lâu thường đen kém phẩm chất. Do vậy khi thấy gần thâm đen, người ta phun qua ít rượu, xóc đều thì nó nở ra, đồng thời màu tươi đỏ lại nổi lên, cho vào lọ đậy kín. Có người phun ít rượu rồi sấy qua diêm sinh.

Thành phần hóa học: Có caroten, calci, phosphat, sắt, vitamin C, acid nicotinic, amon sunfat, còn có lysin, cholin, betain, chất béo, protein.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào ba kinh phế, can và thận.

Tác dụng: Bổ can, thận, làm thuốc cường tráng.

Chủ trị:

- Quả: trị phong tê, khỏe gân cốt, bổ tinh khí.

- Lá: trị ho, sốt…

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Tỳ, vị suy yếu, đi sông phân không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa để một hôm, giã dập dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Quả: thường dùng sống trong thuốc thang, không tẩm sao.

Có khi tẩm rượu sấy (chóng khô), hoặc có khi tẩm mật, rồi đem sắc ngay.

Khi làm hoàn tán, sấy nhẹ cho khô giòn, tán bột mịn.

Lá: nấu canh với thịt để trị ho, sốt; với cật heo ăn bổ phòng sự Vỏ rễ (xem địa cốt bì)

Bảo quản: Dễ bị thâm đen nên phải để trong lọ cho kín gió, dưới lót vôi sống để hút ẩm. Nếu bị đen có thể sấy hơi diêm sinh hoặc phun rượu, rồi xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005