Logo Website

BÀO CHẾ CHU SA (thần sa)

27/02/2018
Chu sa và thần sa là một thứ. Chu sa thường ở thể bột, thần sa thường ở thể cục thành từng khối óng ánh. Bóp bằng tay thì tay không bị bắt màu đỏ, hoặc nghiền cục vỡ nát không có tạp chất (hạt cát trắng hay đen là tốt).

CHU SA (thần sa)

Tên khoa học: Cinnabaris.

Chu sa và thần sa là một thứ. Chu sa thường ở thể bột, thần sa thường ở thể cục thành từng khối óng ánh. Bóp bằng tay thì tay không bị bắt màu đỏ, hoặc nghiền cục vỡ nát không có tạp chất (hạt cát trắng hay đen là tốt).

Thành phần hóa học: Ngoài chất chính là HgS còn có các tạp chất khác.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hơi hàn, Vào tâm kinh.

Tác dụng: An thần, định phách.

Chủ trị: Trấn kinh, an thần, trị kinh sợ hồi hộp.

Liều dùng: Ngày dùng 1g chia làm 3 lần uống.

Kiêng kỵ: Không phải thực nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy nguyên chu sa, dùng đá nam châm hút hết mùn sắt, đổ vào cối xay đá cho vào ít nước mà xay nhỏ biến, cho vào chậu đổ nhiều nước vào quấy lên, san ngay sang chậu khác; cặn đựng lại thì lại xay và lóng như trên - làm như vậy đến khi không còn tán được nữa thì thôi. Nước lóng được để yên cho bột chu sa lắng xuống, gạn bổ hết nước trong, lấy giấy bịt kín miệng chậu, mang phơi âm can cho bốc hơi nước cho đến khô.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Mài thần sa hay tán chu sa trong cối chày bằng sứ có ít nước mưa hay nước cất, để lắng một lúc, thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, lại quấy nhẹ lên, đồng thời gạn lấy nước đỏ. Làm như vậy nhiều lần đến khi nước không còn đỏ nữa thì thôi. Cặn còn lại là một thứ sắc đen thì bỏ đi. Nước gạn được thì để yên cho lắng, chắt bỏ nước trong, lấy vải thưa bịt lại, phơi âm can cho đến khô.

Ghi chú:

Dùng chu sa hay thần sa để uống nhất thiết phải thủy phi, bỏ hết chất đen lẫn lộn trong thuốc. Chất đen này không uống được và chỉ dùng ngoài trị ghẻ lở.

Chu sa và thần sa kỵ sức nóng nên phải mài, tán với nước, nếu không thủy ngân sẽ bị giải phóng gây độc và làm mất tác dụng của thuốc.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, kín, tránh ánh sáng, sức nóng và không khí. Thuốc độc bảng B.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005