Logo Website

BÀO CHẾ CÚC HOA

28/02/2018
Lúc hoa mới chớm nở thì hái ngay, không để đến lúc nỏ to, phơi râm hoặc sấy nhẹ lửa, dùng sống

CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum sinense Sabine.; Họ cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Hoa. Có hai loại hoa: kim cúc (Chrysanthemum japonicum) nhỏ như khuy áo, màu vàng (thường có); bạch cúc (Chrysanthemum sinense Sabine) tốt hơn, hiếm có, hoa trắng, thường dùng ướp trà.

Thứ khô, nguyên hoa, không mốc mọt sâu, không vụn, không lẫn tạp chất, thơm nhiều là tốt.

Thành phần hóa học: Có adenin, chrysanthemin, cholin, stachydrin, sinh tố A…

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Vào ba kinh phế, can và thận.

Tác dụng: Tán phong nhiệt, giáng hỏa, giải độc.

Chủ trị: trị các chứng chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt., trị đinh nhọt, sang lở.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Kiêng lửa, bạch truật và rễ câu kỷ tử.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Hái về bứt rời từng cánh phơi nắng hoặc phơi râm, dùng tươi càng tốt.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Lúc hoa mới chớm nở thì hái ngay, không để đến lúc nỏ to, phơi râm hoặc sấy nhẹ lửa, dùng sống.

- Thu hái vào mùa đông, nhặt bỏ tạp chất, đùng sông.

Bảo quản: dễ bị sâu, mọt, mốc. Không nên phơi nắng nhiều mất hương vị và nát cánh hoa, biến màu, để nơi cao ráo, khô, đậy kín.

Không được sấy nóng quá, chỉ nên hong gió cho khô nếu bị ẩm.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005