Logo Website

BÀO CHẾ DẠ MINH SA

28/02/2018
Ngâm vào nước, đánh tan để lắng, gạn bỏ nước, gạn bỏ tạp chất, lấy thù cát ở cuối cùng (mắt muỗi), phơi khô.

DẠ MINH SA (phân dơi)

Tên khoa học: Excrementum Vespertilii

Bộ phận dùng: Phân con dơi lâu năm trong đó có mắt muỗi.

Phân khô là những hột nhỏ hai đầu nhọn, sắc nâu đen, sáng bóng, nhẹ xốp, mùi hôi đặc biệt, không lẫn tạp chất nhiều là tốt.

Thành phần hóa học: Có urê, acid uric, vitamin A…

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính hàn. Vào kinh can.

Tác dụng: Hoạt huyết, tả nhiệt, tán huyết.

Chủ trị: Sáng mắt, trị kinh giản, tinh thần mỏi mệt hay buồn ngủ nhức đầu, tôi mắt, thong manh.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Cho vào nước, dầm tan, đãi sạch tro đất và mùi hôi, lấy thứ cát nhỏ, phơi khô. Cát nhỏ này là mắt muỗi.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Ngâm vào nước, đánh tan để lắng, gạn bỏ nước, gạn bỏ tạp chất, lấy thù cát ở cuối cùng (mắt muỗi), phơi khô.

Tỷ lệ hao hụt 3/10

Bảo quản: Đậy kín trong lọ màu, tránh ẩm, tránh chất kiềm (như vôi…)

Ghi chú: Con dơi Paehyotis kuhli, họ dơi muỗi (Verpertilienidae) ở trong hang núi có bầy hàng vạn con ăn muỗi rừng thải ra phân trong đó có mắt muỗi không tiêu được, lấy về rửa qua; sấy khô đem dùng.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005