BÀO CHẾ ĐẠM TRÚC DIỆP
ĐẠM TRÚC DIỆP
Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn; Họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Lá. Lá nhỏ dài hình mũi mác, màu vàng lục. Dùng thứ lá bánh tẻ (không già, không non). Hay nhầm với lá trúc, lá tre.
Thành phần hóa học: salcolin A, salcolin B, tricin, luteolin, afzelin, tricin 7-O-β-D-glucopyranosid (5), swertiajaponin (6), isoorientin (7), tricin 7-O-neohesperidosid (8), vitexin (9), isovitexin (10), β-(p-methoxyphenyl) acrylic acid (11), β-sitosterol (12) và daucosterol (13).
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào hai kinh tâm và tiểu trường.
Tác dụng: lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa.
Công dụng: Đi đái đỏ, đái ít, thanh tâm giải nhiệt.
Liều dùng: Ngày dùng 8 - 16g.
Kiêng kỵ: Người không thấp nhiệt và đàn bà có thai không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Nhặt bỏ tạp chất, tẩm nước ướt, cắt bỏ rễ thái từng đoạn, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Dùng tươi: rửa sạch, sắc uống.
- Dùng khô: rửa sạch, thái ngắn 2 - 3 cm, phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh sáng, tránh ẩm nóng. Bào chế rồi đậy kín.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN