Logo Website

BÀO CHẾ ĐẢNG SÂM

02/03/2018
Hái được thì phơi âm can, lăn se cho vỏ và thịt dính với nhau, bó từng bó nhỏ, cất kín, để nơi cao ráo. Khi dùng sao với đất hoặc với gạo.

ĐẢNG SÂM (phòng đảng sâm)

Tên khoa học: Codonopsis sp.; Họ hoa chuông (Campanulaceae)

Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ). Thứ to (đường kính trên lem), khô nhuận, thịt trắng ngà, vị dịu ngọt, không sâu, không mốc mọt là tốt.

Mọt, xốp xơ, nhăn nheo là xấu.

Thành phần hóa học: Có saponin, chất đường, chất béo v.v…

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và tỳ.

Tác dụng: Bổ phế tỳ, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát.

Chủ trị: Trị tỳ hư, ăn vào trướng đầy, tay chân mỏi mệt, phế hư sinh ho. Dùng thay nhân sâm với liều cao.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g đến 40 g.

Kiêng kỵ: Bệnh thuộc thực thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Hái được thì phơi âm can, lăn se cho vỏ và thịt dính với nhau, bó từng bó nhỏ, cất kín, để nơi cao ráo. Khi dùng sao với đất hoặc với gạo.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch bụi bẩn, ủ một đêm (đồ được càng tốt, thấy bốc hơi lên là được) chờ mềm, thái mỏng 1 - 2 ly, tẩm nước gừng để bớt hàn sao qua(thường dùng).

Bảo quản: đậy kín, tránh ẩm, cần để nơi thoáng gió, khô ráo đề phòng sâu mốc vì đảng sâm rất dễ bị mọt.

Có thể sấy hơi diêm sinh.

Ghi chú: Đảng sâm là rễ phơi khô của nhiều loại Codonopsis: lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đại đảng sâm, phòng đảng sâm…

Ở Việt Nam: hồng sâm hay phòng đảng sâm người thổ miền núi gọi là cỏ rầy cáy, mầm cáy… ta thường dùng tên phòng đảng sâm.

Đặc điểm của những loại đảng sâm này là khi thái ra trong có mắt ngỗng.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005