Logo Website

BÀO CHẾ ĐINH HƯƠNG

02/03/2018
Dùng hoa đực (công đinh hương) thì bỏ đầu nụ. Dùng hoa cái (mẫu đinh hương) thì bỏ thô bì.

ĐINH HƯƠNG

Tên khoa học: Eugenia caryophyllata Thunb.; Họ sim (Myrtaceae)

Bộ phận dùng: Nụ hoa. Nụ thơm, nhiều tinh dầu, hơi vàng nâu, rắn là tốt;

Thứ để lâu, đen, mọt, hết dầu là kém. Thứ đã cất lấy dầu rồi, sắc đen kém thơm là xấu. Không nên nhầm nụ đinh hương với hoa cây nụ đinh (Ludwigia prostrata Roxb) bé hơn, không thơm, khi khô đầu nụ teo lại.

Thành phần hóa học: Tinh dầu (14 - 21%) chủ yếu là eugenol, ngoài ra còn có caryophyllin… pyrogallotanin.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào bốn kinh phế, tỳ, vị và thận.

Tác dụng: Giáng nghịch, ấm trung tiêu.

Công dụng - liều dùng:

- Đông y: trị nấc cụt, hoắc loạn, thổ tả, đau bụng.

+ Ngày dùng: 1 - 4g.

+ Dùng chín: chỉ huyết

- Tây y: làm gia vị, kích thích tiêu hóa, sát trùng mạnh (nhai đinh hương để phòng dịch); tinh dầu đinh hương dùng trong nha khoa.

Kiêng kỵ: Kỵ lửa, chứng bệnh không thuộc hư hàn thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Dùng hoa đực (công đinh hương) thì bỏ đầu nụ. Dùng hoa cái (mẫu đinh hương) thì bỏ thô bì.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Giã dập, khi thuốc sắc được rồi thì mới bỏ vào sau.

- Giã dập, ngâm rượu 60% để xoa bóp

- Mài với nước trong bát nhám để uống,

- Tán bột để làm hoàn tán.

- Có thế sao cháy (dùng chín)

Bảo quản: Tránh nóng bay mất tinh dẫu, để chỗ khô ráo, mát đậy kín.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005