BÀO CHẾ GỪNG
KHƯƠNG (gừng)
Tên khoa học: Zingiber offcinale Rose.; Họ gừng (Zingiberaceae)
A. GỪNG SỐNG (sinh khương)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ), củ to, chắc già, còn tươi, mùi thơm, vị cay, không thối nát là tốt.
Thành phần hóa học: Tinh dầu 2 - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaol.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính hơi ấm. Vào ba kinh phế, tỳ và vị.
Tác dụng: Tán hàn, phát biểu, long đờm, tiêu hóa.
Công dụng: Trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g gừng tươi trong thuốc thang.
Tây y: dùng đế làm thuốc kích thích giúp tiêu hóa.
Cách bào chế:
Theo Tây y:
Dùng dưới dạng hột khô, liều dùng: 2 gam/1 ngày.
Làm cồn thuốc cất (alcoclat de Fioravanti) để xoa bóp, ngoài da.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch đất, thái lát, dùng sống vào thuốc thang.
- Già nát, ép lấy nước, sấy nhẹ cho khô tán bột; hoặc là giã nát, sấy nhẹ cho khô, tán bột nhỏ.
Bột này dùng trong hoàn tán dùng chung hoặc dùng riêng với các thuốc khác.
Bảo quản: gừng tươi đã thái miếng nên dùng ngay.
Củ thì nên vùi vào cát, để nơi mát, ẩm, dùng trước khi mọc mầm.
Ghi chú: Gừng lùi (ổi khương)
+ Công dụng - liều dùng: thuốc ôn trung tán hàn., dùng với đại táo thì hay hành tân dịch của tỳ vị mà điều hòa dinh vệ.
+ Liều dùng hàng ngày như gừng tươi.
+ Lấy gừng tươi rửa sạch đất, lấy giấy bản bọc lại 1 - 2 lần, dấp nước vào giấy cho ướt, lùi vào tro nóng già khi cháy hết giấy, vỏ vàng sẫm là được.
Dùng đến đâu làm đến đấy, thái lát mỏng hoặc giã nát.
B. GỪNG KHÔ (can khương)
Bộ phận dùng: củ gừng khô, to, già, chắc, vỏ sắc vàng nhợt, ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt;; thứ mốc, vụn nát, ruột đen thối là xấu.
Thành phần hóa học: cũng như gừng tươi.
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào sáu kinh tâm, phố, tỳ và vị, thận và đại trường.
Tác dụng: Ấm trung tiêu, trừ hàn, táo thấp. Thuốc khu phong, tiêu hóa.
Công dụng: Trị hàn lạnh đau bụng, trướng đầy, chỉ huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 20g.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Lấy củ gừng sông già, ngâm vào nước 3 ngày, cạo bỏ vỏ, để vào dòng nước chảy 6 ngày, lại cạo vỏ rồi phơi khô (Đào Hoàng Cảnh).
- Khi cho vào thuốc thì nên sao sém dùng (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Lấy gừng sống giã, rửa sạch, phơi cho ráo, đem đồ rồi phơi khô.
- Bào chế: khi dùng, rửa sạch, ủ mềm, đồ qua rồi bào hay thái mỏng (không cần bỏ vỏ), phơi khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm nóng làm mất tinh dầu thơm.
Ghi chú:
Gừng khô nhúng nước (bào khương)
Vị cay, đắng, đại nhiệt
- Trị trầm hàn cố lạnh trong tạng phủ, làm ấm nguyên dương can, tỳ, thận, sinh huyết, chỉ huyết, giảm đau.
- Lấy củ gừng khô (can khương) thái miếng dày sao sém vàng, lấy ra lúc còn nóng, vẩy nước vào đậy kín ngay để nguội lấy ra dùng.
Gừng khô sao (tiên khương):
- Đau bụng, cầm máu
- Lấy củ gừng khô, sao đen bên ngoài, ruột còn vàng là được, bẻ ra dùng.
Gừng khô sao cháy (thán khương, hắc khương)
Chữa đau bụng, cầm máu.
Lấy củ gừng khô sao cháy đen tồn tính, trong còn tý vàng, ngửi còn mùi gừng thì úp vung lại. Có thể để vào chảo úp vung lại, thỉnh thoảng sao qua, khi nào không thấy còn khói ra là được.
Tốt hơn hết lấy nồi đất, bỏ gừng khô vào, lấy đất sét trét kín chỉ để hở một hai lỗ nhỏ, đốt cả nồi, khi nào không thấy có khói ra là được.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN