Logo Website

BÀO CHẾ HẠ KHÔ THẢO

05/03/2018
Sau khi thu hái, phơi âm can lấy lá, cành, hoa dùng.

HẠ KHÔ THẢO

Tên khoa học: Prunella vulgaris L.; Họ hoa môi (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Lấy toàn hoa không lấy cuống và cành. Hoa tự mọc ở đầu cánh, màu nâu tía, khô, thơm, không sâu, mốc, vụn nát là tốt.

Quy cách mới: cành có hoa, lá từ đầu hoa trở xuống dài không quá 15cm bỏ gốc rễ. Thứ bị mất bông hoa thì không dùng,

Không nên nhầm với cây cải trời tên khoa học là Blumea subcapitate DC, họ cúc, hoa đầu trạng, trắng, trị bệnh vẩy nến ngoài da (psoriasis)

Thành phần hóa học: nhiều muối vô cơ (chủ yếu là muối kali clorua) acid (ursolic).

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính hàn. Vào hai kinh can và đởm.

Tác dụng: Giải độc, thanh can hỏa, tán uất kết.

Công dụng: Trị tràng nhạc, áp xe vú, trị cước khí, phù thũng, đau nhức mắt.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Âm hư, ăn uống kém không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:  Sau khi thu hái, phơi âm can lấy lá, cành, hoa dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn, phơi khô

Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc biến màu đen; có thể phơi nhưng không nên lúa nắng, mất mùi thơm, để nơi khô ráo.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005