BÀO CHẾ HÀ THỦ Ô ĐỎ
HÀ THỦ Ô
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson; Họ rau răm (Polygonaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (rễ củ). Rễ củ to đường kính trên 4cm, khô vỏ nâu sậm cứng đỏ, chắc, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Chất đạm, tinh bột 45,2%, chất béo 3,1%, Oxymethy - anthraquinon, lecitin.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, ngọt, tính ấm, chát. Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Ích khí, trừ phong, mạnh gân cốt, bổ can thận.
Công dụng: Di tinh, đối hạ, huyết hư, ỉa ra máu, suy nhược.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g.
Kiêng kỵ: Kiêng dùng hành, táo bón nhiều không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy hà thủ ô đã cắt miếng cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm 1 đêm, cứ 10kg hà thủ ô thì dùng 2,5 kg rượu. Ngày hôm sau bỏ vào chõ đồ 4 giờ, lấy ra phơi râm cho khô, lại tẩm lại đồ hai lần nữa là được. Miếng hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, ngày thay nước 1 lần; rửa lại, đổ nước đậu đen vào cho ngập (1kg hà thủ ô 100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ nát) nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho được chín đều), củ trở nên mềm lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi cho khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết (cách này thường dùng).
Muốn làm kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái.
Khi đun nấu, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét.
- Hà thủ ô đỏ, có thể thêm hà thủ ô trắng Tylophora juventas Woodson, họ thiên lý, mỗi thứ đều nhau, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm, ngày thay nước gạo một lần. Cạo bỏ vỏ hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào chõ, cứ một lượt hà thủ ô thì một lượt đậu đen; đổ cho chín nhừ đậu đen, bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hoặc sấy khô và tán bột.
Rượu hà thủ ô sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào trong túi vải, ngâm rượu 400 trong 10 ngày với tỷ lệ 1/4. Lọc pha thêm sirô đơn càng tốt (nửa rượu hà thủ ô với 1 sirô). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml trước bữa ăn.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, năng đem phơi vì dễ bị mọt.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN