Logo Website

BÀO CHẾ HỒ TIÊU

09/03/2018
Sàng sây bỏ tạp chất (hạt tiêu sọ), giã nát nhỏ. Thường dùng dưới dạng bột làm thuốc hoàn.

HỒ TIÊU (hạt tiêu)

Tên khoa học: Piper nigrum L.; Họ hồ tiêu (Piperaceae)

Bộ phận dùng: Quả. Quả có hai thứ khác nhau, tùy theo cách thu hái:

- Hạt tiêu đen (hắc hồ tiêu: quả chưa chín hẳn, phơi khô, vỏ dăn deo, màu đen, thơm, ít cay không nát vụn, mọt là tốt.

- Hạt tiêu sọ (hạt tiêu trắng, bạch hồ tiêu): quả đã chín hẳn đã loại vỏ đen bên ngoài, màu trắng ngà, xám, ít nhăn nheo, ít thơm, cay nhiều, không nát vụn, mọt là tốt.

Hạt tiêu sọ dùng tốt hơn hạt tiêu đen.

Thành phần hóa học: Tinh dầu 1,5 - 2,2% (tập trung ở vỏ quả giữa) và có 2 alcaloid là piperin và chavixin; có chất béo, tinh bột.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính đại ôn. Vào hai kinh vị và đại trường.

Tác dụng: Ôn trung tiêu, hạ khí, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa.

Công dụng: Bụng lạnh đau, thổ tả, ăn không tiêu, phát tán phong hàn.

Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng không nén dùng

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Dùng thuốc kiêng phạm vào lửa, cho vào thuốc thang thì tán dập, làm hoàn tán thì tán bột.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Sàng sây bỏ tạp chất (hạt tiêu sọ), giã nát nhỏ. Thường dùng dưới dạng bột làm thuốc hoàn.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh nóng ẩm.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005