BÀO CHẾ HƯƠNG NHU TÍA
HƯƠNG NHU TÍA
Tên khoa học: Ocimum sanctum L.; Họ hoa môi (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Cành có hoa lá. Chọn loại thơm mát, màu đỏ tía, không mốc nát ẩm là tốt. Có loại hương nhu trắng cũng dùng được.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, trong đó có eugenol, cinneol, linalon…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính hơi ôn. Vào hai kinh phế và vị.
Tác dụng: Phát hãn, thanh thủy, lợi thấp hành thủy.
Công dụng: Say nắng, nhức đầu, phát sốt sợ rét, đau bụng thô tá. Tiêu thủy thũng.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8g.
Kiêng kỵ: Hư lao mạn tính không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Bỏ rễ để lá, chặt đoạn phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Dùng tươi: rửa sạch vò lấy 100 - 300g vắt lấy nước thêm ít nước, uống (trị say nắng).
- Dùng khô: rửa sạch (nếu bẩn) thái khúc 2 - 3cm, âm can cho khô.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát. Tránh nóng làm mất mùi thơm tinh dầu.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN