Logo Website

BÀO CHẾ HY THIÊM

11/04/2018
Rửa sạch, thái khúc 2 - 3cm, phơi khô, cứ 1kg dược liệu tẩm với 100g rượu hòa với 50g, chưng lên rồi lại tẩm phơi (9 lần), sao vàng. Sau khi bào chế như trên, có thể nấu thành cao đặc 1 ml - 10g dược liệu hoặc tán bột làm hoàn.

HY THIÊM (cỏ đĩ)

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.; Họ cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: cả cây từ chỗ đâm cảnh trở lên có nhiều lá và hoa sắp nở, bỏ gốc rễ. Chọn cây khô, không mục, không vụn nát, không mọt là tốt.

Thành phần hóa học: có một chất đắng dartin.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn, chín thì ôn. Vào hai kinh can và thận.

Tác dụng: Khu phong, trừ thấp, hoạt huyết.

Công dụng: trừ phong thấp, trị tê bại.

Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g, thuốc phiến hoặc 1 - 3ml cao lỏng.

Kiêng kỵ: Không phải phong thấp không nên dùng

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Hái lấy cành nhỏ và lá phơi khô, nửa tẩm rượu nửa tẩm mật trộn lẫn với nhau.

Đồ chín rồi phơi (làm chín lần).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, thái khúc 2 - 3cm, phơi khô, cứ 1kg dược liệu tẩm với 100g rượu hòa với 50g, chưng lên rồi lại tẩm phơi (9 lần), sao vàng.

Sau khi bào chế như trên, có thể nấu thành cao đặc 1 ml - 10g dược liệu hoặc tán bột làm hoàn.

Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Nên phải để nơi khô ráo, năng phơi.

Ghi chú: Không nhầm với cây cỏ hôi (hay cây cứt lợn, thắng hồng kê) (Ageratum conyzoides Lin, họ cúc) hoa trắng, tím lơ vẫn dùng nấu nước để gội đầu.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005