Logo Website

BÀO CHẾ ÍCH MẪU

13/04/2018
Khoảng tháng 4 - 5, hối cả cây (rễ, thân, lá, hoa quả) rửa sạch để ráo, dùng cối chày giã nhỏ bỏ vào nồi (không dùng nồi sắt), đổ ngập nước trên 10 cm nấu nhừ, còn lại 1/3 nước thì lấy ra lọc kỹ, cô lại thành cao đặc.

ÍCH MẪU

Tên khoa học: Leonurus heterophyllus Sweet; Họ hoa môi (Lamiaceace)

Bộ phận dùng: cả cây (thân, lá, hoa, bột).

Dùng thứ cây có thân cành vuông, có nhiều lá, sắp ra hoa, dài độ 20 - 40cm kể từ ngọn trở xuống thì tốt nhất; nói chung phải khô, nhiều lá, không mốc, vụn nát.

Thành phần hóa học: Leonurin A và B, tinh dầu, chất nha, chất mỡ.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, hơi đắng, tính hàn. Vào kinh can và tâm bào.

Tác dụng: Hoạt huyết, thông kinh, sáng mắt, ích tinh.

Công dụng:

Dùng hột sung úy tử: trị phong nhiệt nhiễm vào huyết, điều kinh.

Dùng cả cây: trị nhọt lở, tiêu thủy, trị mọi bệnh do thai sản gây ra.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Nếu huyết không bị ứ đọng thì kiêng dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Khoảng tháng 4 - 5, hối cả cây (rễ, thân, lá, hoa quả) rửa sạch để ráo, dùng cối chày giã nhỏ bỏ vào nồi (không dùng nồi sắt), đổ ngập nước trên 10 cm nấu nhừ, còn lại 1/3 nước thì lấy ra lọc kỹ, cô lại thành cao đặc.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Lấy về rửa sạch, băm nát, tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao vàng (dùng trong thuốc thang).

Rửa sạch băm nát nấu thành cao đặc (1ml = 10g dược liệu khô). Tránh dùng dụng cụ bằng sắt.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm, năng phơi.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005