BÀO CHẾ KHƯƠNG HOẠT
Tên khoa học: Notopterygium incitum Ting.; Họ hoa tán (Umbelliferae)
Bộ phận dùng: rễ. Độc hoạt trồng ở Tây Khương nên gọi là khương hoạt, có tài liệu nói rễ cái là độc hoạt, rễ con là khương hoạt. Rễ khương hoạt có đầu mấu cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu, đậm, xốp nhẹ, không mốc mọt, thơm mát là tốt.
Thành phần hóa học: có tinh dầu.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính ôn. Vào 3 kinh bàng quang, can và thận.
Tác dụng: Khương hoạt tính táo và tán, độc hoạt tính đi khắp cơ thể. Khương hoạt trị phần trên, độc hoạt trị phần dưới cho nên người xưa trị phong phần nhiều dùng độc hoạt, trị thủy thũng thì dùng khương hoạt.
Chủ trị: Trị trúng phong đau đầu, phong thấp, phù thũng, vết thương đâm chém, phụ nữ bị sán hà (đau bụng dưới rạn xuống âm môn, bụng tích huyết thành khôi).
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Huyết hư mà không có phong hàn, thực tà thì không nên dùng.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cắt bỏ đầu, cạo vỏ, rửa sạch, sấy khô dùng
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, để thật ráo, thái mỏng, phơi râm.
Không có tẩm sao.
Bảo quản: Tránh nóng, để nơi khô ráo, đậy kín.
Ghi chú:
Có người dùng dây và rễ trầu để thay thế khương hoạt là không đúng.
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN