BÀO CHẾ LÔ CĂN (rễ lau, rễ sậy)
Tên khoa học: Saccharum arundinaceum Retz (Phragmilies Karka Trin); Họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Dùng rễ mọc về phía nước ngược, béo mập, sắc trắng, hơi ngọt, phơi khô thì sắc vàng nhạt; rễ nát, nhẹ thì không dùng.
Thành phần hóa học: Đường bồ đào (levulose) và đường chuyển hóa.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh phế, vị và thận.
Tác dụng: Giải nhiệt, trừ đờm.
Công dụng: trị cảm sốt, tiêu khát, trị ho.
Liều dùng: Ngày dùng 20 - 40g.
Kiêng kỵ: Trúng hàn mà không hỏa nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rửa sạch, bỏ hết rễ con, các mắt, cạo bỏ vỏ ngoài mà dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, bỏ hết rễ con, thái nhỏ, phơi khô.
Ghi chú: măng sậy hơi đắng, tính hàn: dùng để chỉ khát, lợi tiểu, ngực nóng.
Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Bảo quản: Dùng tươi thì vùi trong cát; dùng khô thì để nơi cao ráo, tránh ẩm.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN