Logo Website

BÀO CHẾ LÔI HOÀNG

16/02/2020
Chà rửa cho sạch đất cát, ủ mềm cho đến khi thái được, thái mỏng phơi khô dùng hoặc tán bột dùng.

Tên khoa học: Omphalia tapidescens Schroeters; Họ nấm lỗ (Polyporaceae)

Bộ phận dùng: Toàn cục. Lôi hoàng là một loại nấm sông gửi ở dưới gốc tre, lâu ngày hóa thành cục (cọ thử vào ngón tay cái hoặc ngón chân cái), vỏ ngoài sắc đen hoặc hơi đen nâu, ở trong sắc trắng, thịt cứng là thứ tốt, cắn vào răng thấy hơi có nước dính, ngậm lâu tan hết, có loại ở trong sắc tím đen, độc không dùng được.

Thành phần hóa học: Có chất men.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn, Vào hai kinh tỳ, và đại trường.

Tác dụng: Sát trùng, tiêu cam.

Công dụng: trừ sên lãi, cam tích trẻ em.

Giun móc và giun đũa: Dùng phối hợp Lôi hoàn với Tân lang và Khổ luyện bì.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.

Kiêng kỵ: không có trùng tích không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lôi hoàng nấu với cam thảo 1 đêm, lấy dao đồng cạo bỏ vỏ đen, chẻ ra làm 4 đến 5 miếng, lại tẩm nước cam thảo một đêm nữa, mang ra đồ 2 giờ rồi đem phơi khô. Sau đó tẩm rượu rồi đem phơi khô dùng (Lôi Công).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Chà rửa cho sạch đất cát, ủ mềm cho đến khi thái được, thái mỏng phơi khô dùng hoặc tán bột dùng.

Ngâm nước vo gạo 24 giờ, lấy ra trộn với trấu chà cho sạch đất cát, bổ đôi ba, sấy khô, tán nhỏ để uống với thuốc chín hoặc hoàn tán.

Bảo quản: khi thuốc đã chế thành bột nên đựng vào lọ, đậy nút kín. Chỉ chế dùng trong thời gian ngắn 10-15 ngày.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005