Logo Website

BÀO CHẾ LONG NHÃN

16/02/2020
Long nhãn đã biến chế rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nén mang chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn tán thì mang giã bét mỏng với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nước đặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.

Tên khoa học: Euphoria longana Lour.Steud.; Họ bồ hòn (Sapindaceae)

Bộ phận dùng: Cùi của quả. Long nhãn cùi dày, trong, mó vào không dính tay, vị ngọt, không chua, không sâu, không mốc, không nát và không có trứng sâu, không có ruồi bọ, không cháy đen là tốt.

Thành phần hóa học: Cùi của quả có sinh tố A và B, đường glucose, đường saccarose.

Hột có chất bột, dầu mỡ và chất chát.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh tâm và tỳ.

Tác dụng: Ích can, an thần, định trí, bổ huyết, bổ tâm tỳ.

Công dụng: Trị lo nghĩ thái quá, nhọc mệt, hay quên, hồi hộp.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.

Kiêng kỵ: Người bị cảm, trong có uất hỏa và tích nước, đầy trướng đều không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Long nhãn đã thành thành phẩm không cần phải bào chế.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Long nhãn đã biến chế rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nén mang chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn tán thì mang giã bét mỏng với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nước đặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.

Bảo quản: Tránh ruồi, đậy kín, để nơi khô ráo.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005