BÀO CHẾ MỘC TẶC (cỏ tháp bút)
Tên khoa học: Equisetum arvense L.; Họ mộc tặc (Equisetaceae)
Bộ phận dùng: Thân và cành. Thân và cành có đường dọc thẳng, rỗng, có mắt màu xanh nâu, to và giống hình đầu tháp bút, nhám.
Chọn loại khô, sắc xanh, dày, sạch gốc rễ, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Chất chua, chất đường và nhựa; ngoài ra còn còn có acid silixic.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng. Vào ba kinh can, đởm và phế.
Tác dụng: Lợi thấp, giải cơ, lợi tiểu.
Công dụng:
+ Dùng sống: trị đau mắt có màng mộng, tiêu tích báng, ích can đởm.
+ Tẩm sao: trị rong kinh, băng huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 8g.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa thịnh không có phong hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Tẩm đồng tiện 1 đêm sấy khô
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch (nêu bán), thái đoạn 2cm (làm kỹ hơn thì cắt bỏ mắt phơi khô), phơi râm cho khô (thường dùng), tẩm đồng tiện một đêm rồi sao cháy hoặc đốt tồn tính.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN