BÀO CHẾ MỘC THÔNG
Tên khoa học: Aristolochia manshuriensis Kom.; Họ mộc hương (Aristolochiaceae)
Bộ phận dùng: Thân leo. Thân vàng nhạt, trong vàng nhiều, xốp có tia.
Thân xấu thì đen, mọt. Ta có dùng dây cây mộc thông nam còn gọi là tiểu mộc thông (Clematis’sp), họ mao lương để thông lợi tiểu.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, chất akebin v.v…
Tính vị - quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh tâm, phế, tiểu trường và bàng quang.
Tác dụng: Hành thủy, tả hỏa, thông lợi huyết mạch.
Công dụng: Trừ thấp nhiệt trong tỳ vị, thòng khiếu và huyết mạch, xuống sữa, lợi tiểu, trị thủy thũng.
Liều dùng: Ngày dùng 3-6g.
Kiêng kỵ: hoạt tinh, tiểu tiện nhiều, đàn bà có mang không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem mộc thông ngâm nước cho nước thấm vào lỗ thông, mang thái lát, âm can không nên phơi nắng vì phơi nắng sẽ biến ra sắc trắng tro.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mua về đã cạo vỏ, không phải rửa, thái lát mỏng phơi khô. Làm hoàn tán thì sấy khô tán bột.
Bảo quản: dễ bị mốc mọt nên phải để chỗ kín, khô ráo, nên dùng nhanh, không nên trữ lâu sợ biến ra sắc đen; thứ cũ, để lâu ngày không nên dùng.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN