Logo Website

BÀO CHẾ NGŨ VỊ TỬ

20/02/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập. Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc làm áo viên thuốc để tránh cố tinh.

Tên khoa học: Schizandra sinensis Baill.; Họ ngũ vị (Schizandraceae)

Bộ phận dùng: Quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc ngũ vị tử (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ bột đỏ nam ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin).

Không nhầm với quả mồng tơi (Basella rubra L. họ mồng tơi) thường dùng làm giả ngũ vị tủ.

Thành phần hóa học: Quả của cây bắc ngũ vị có nhiều chất dinh dưỡng, sinh tố C và schizandrin, còn có chất nhầy, chất keo.

Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính ôn. Vào hai kinh phế và thận.

Tác dụng: Tả hỏa, bổ phế, nhuận thận.

Chủ trị: Trị ho tức, thận hư, bạch trọc, di tinh.

Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.

Kiêng kỵ: Ngoài có biểu tà, trong thực nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

+ Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công).

+ Làm thuốc bổ thì dùng chín (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập.

Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc làm áo viên thuốc để tránh cố tinh.

Bảo quản: Tránh ẩm thấp, để nơi thoáng gió.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005