Logo Website

BÀO CHẾ NGƯU TẤT

20/02/2020
Theo Trung y: Đào về, rửa sạch bùn đất, phơi khô; khi dùng cắt bỏ đầu cuống, nhúng nước cho mềm, thái lát hoặc cắt đoạn (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao, tẩm muối sao cháy đen (dùng chín) tùy từng trường hợp.

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.; Họ dền (Amaranthaceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Xuyên hay hoài ngưu tất rễ to, bề ngoài hồng trong nhiều thịt sắc vàng sậm, dài, mềm, dẻo là tốt.

Đồ ngưu tất sắc đen, nhiều vân và xơ. Còn các thứ khác nữa, kém hơn.

Cây cỏ xước của ta mọc hoang (Achyranthes aspera L.) rễ xơ và cứng hơn.

Thành phần hóa học: Có saponin, muối kali, chất dính.

Tính vị - quy kinh: Đắng, chua, tính bình. Vào hai kinh can và thận.

Tác dụng: Dùng sống thì phố huyết hành ứ, dùng chín thì bổ can thận, mạnh gân cốt.

Công dụng:

+ Dùng sống: trị kinh bế sinh hòn cục, đẻ ra huyết, khó đẻ, bọc nhau không ra.

+ Dùng chín: trị lưng gối tê đau, teo, yếu.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Người khí hư, có thai không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Đào về, rửa sạch bùn đất, phơi khô; khi dùng cắt bỏ đầu cuống, nhúng nước cho mềm, thái lát hoặc cắt đoạn (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao, tẩm muối sao cháy đen (dùng chín) tùy từng trường hợp.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

+ Dùng sống (cách này thường dùng); rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng 1 - 2mm, sấy khô.

+ Dùng chín: tẩm rượu hoặc tẩm muối tùy từng trường hợp, sấy khô.

Bảo quản: Tránh ẩm, rất dễ mốc, cần để nơi khô ráo, kín. Nếu mốc, có thể sấy hơi diêm sinh, xong phải phơi lại trước khi đóng gói.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005