BÀO CHẾ NHA ĐẢM TỬ (sầu đâu cứt chuột, sầu đâu rừng)
Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr (hoặc Brucea sumatrana Roxb).; Họ thanh thất (Simarubaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả nhỏ bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, nhăn nheo, trong có một nhân trắng ngà. Quả khô, không mọt là tốt.
Cây nha đảm cao từ 1 - 2m.
+ Không nhầm với cây khổ luyện tử (Xuyên luyện tử) (Melia toesendan S.et Z. họ xoan), cây cao trên 10m.
+ Không nhầm với cây xoan nhà (Melia azedarach L. họ xoan), cây cao 8 - 10m.
+ Không nhầm với cây khổ sâm (Sophora flavescens Ait, họ đậu cánh bướm) và cây khổ nam sâm (Croton tonkinensis Gagnep, họ thầu dầu).
Thành phần hóa học: Chất dầu, các loại chất acid béo, chất glucosid v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào kinh đại tràng.
Tác dụng: Táo thấp, sát trùng.
Công dụng - liều dùng: trị bệnh lỵ amip, sốt rét, trĩ.
Lỵ: Ngày dùng 5 - 10 nhân.
Sốt rét: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 nhân.
Theo Tây y:
Trị lỵ amip: Ngày dùng 10-11 nhân. Thường chỉ dùng trong 1 - 2 ngày, nhưng nên uống liên tục trong 5 - 7 ngày, uống liều cao hơn thì có thể bị độc, kích thích; dùng thụt thì không có hiện tượng này.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư nhược, nôn mửa không nên dùng.
Cách chế biến:
Theo Trung y:
Lấy hột nha đảm tử đập bỏ vỏ lấy nhân, gói trong giấy bản, ép cho hết chất dầu, hoặc lấy nhân cho vào cùi quả nhãn mà nuốt.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Rửa sạch bụi bẩn, phơi khô, sao qua, giã dập, dùng trong thuốc thang (với các thuốc khác).
+ Sau khi sao qua, tán bột mịn dùng trong hoàn tán (viên nha đảm của Viện Đông y gồm bột nha đảm và bách thảo sương đồng lượng, viên 0,10g ngày uống 8-12 viên).
Theo Tây y:
+ Lấy nhân quả tán thành bột với một tá dược (bột gạo rang, bách thảo sương…) để dễ tán, uống bột hay làm thành viên, một liệu trình là 5 ngày, từng ngày uống theo thứ tự như sau: 0,08; 0,16; 0,32; 0,16 và 0,08 tính theo bột của nhân.
+ Thuốc thụt: tán nhỏ nhân nha đảm với bột bách thảo sương thật mịn (đồng lượng) để làm thuốc thụt vào hậu môn; mỗi ngày thụt độ 0,25g nha đảm tử và 0,25g bách thảo sương (Viện Đông y).
Bảo quản: Dược liệu để thoáng gió, tránh ẩm mốc, bào chế rồi đậy kín.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN