BÀO CHẾ NHÂN SÂM
Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey.; Họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Rễ (củ). Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.
Phân loại sâm cao ly:
1. Dưới 20 chỉ - một cân ta (600g)
2. 50 - 60 chỉ
3. 70 - 80 chỉ
4. Đại vĩ sâm
5. Trung vĩ sâm
6. Tiểu vĩ sâm
Ở Trung Quốc có tu hồng sâm, tiểu hồng sâm, đã di thực thành công cây tây dương sâm (Panax quin-quefolium L.) là thứ tốt nhất ở Bắc Mỹ.
Thành phần hóa học: Có panakilon là một bột vàng, vị ngọt sau hơi đắng, nhiều glucosid (panaxin), dầu thơm, có sinh tố B1 và B2, các chất hữu cơ.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào kinh phế, thông 12 kinh lạc.
Tác dụng: Đại bổ nguyên khí
Công dụng:
Dùng sống: tả hỏa
Tẩm sao: bổ tân dịch, bổ nguyên khí (nhất là ở phế) thần kinh suy nhược.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Kiêng kỵ: Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
Cách chế biến:
Theo Trung y:
Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được.
Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Bảo quản: Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN