Logo Website

BÀO CHẾ PHÒNG KỶ

26/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô.

PHÒNG KỶ

 

Tên khoa học: Stepphania tetrandra S.Moore; Họ tiết dê (Menispermaceae)

Bộ phận dùng: rễ cái. Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt.

Rễ đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu.

Ở ta còn dùng rễ cây gấc để thay thế là không đúng.

Thành phần hóa học: Có sinomenin và disinomenin, có nhiều alcaloid.

Tính vị - quy kinh: Vị rất đắng, cay, tính hàn. Vào kinh bàng quang.

Tác dụng: Trừ phong, hành thủy, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Công dụng: trị thủy thũng, cước khí sưng phù, phong thấp, khớp xương sưng nhức, trị nhọt lở.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

+ Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô (Lý Thời Trân).

+ Lấy rễ khô ngâm nước một ngày, vớt ra ủ mềm thâu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô.

Bảo quản: Phơi thật khô, để nơi cao ráo.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005