BÀO CHẾ PHỤ TỬ
PHỤ TỬ
Tên khoa học: Aconitum sinense Paxt; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ phụ (gọi là củ con).
Vào mùa xuân ở một kẽ lá của cây ô đầu (còn gọi cây phụ tử) nảy ra một cái chồi để sau nảy thành cành mang hoa; đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra một rễ con (cây ô đầu) hay nhiều rễ con (các cây ô đầu Trung Quốc và Việt Nam ). Cuối thu sang đông khi cây nở hoa thì các rễ con đã thành củ con xúm xít xung quanh củ mẹ mà người ta gọi là phụ tử và củ mẹ (ô đầu) đã to và béo dần. Vào thời kỳ này, người ta thu hái phụ tử.
Đào Hoằng Cảnh nói: "ô đầu và phụ tử là đồng một gốc cội; phụ tử thu hoạch vào tháng 8, có 8 cạnh là tốt; ô đầu thu hoạch vào tháng 4…"
Củ phụ tử thu hái về, người ta chọn lọc to nhỏ chế biến ngay thành diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ.
Diêm phụ (phụ tử muối) được nhập vào nước ta đựng trong các vại trông giống như những củ khoai sọ (dài 6 - 10cm, rộng 4 - 6cm) ngoài lớp vỏ muối trắng, trong thịt trắng tro, còn hơi tê lưỡi và không thối là tốt.
Củ to còn gọi là diêm phụ, sinh phụ.
Thành phần hóa học: Giống như thành phần củ ô đầu nhưng tỷ lộ alcaloid toàn phần có cao hơn. Với sự chế biến khác nhau, mức độ sức nóng tác dụng khác nhau nên tỷ lệ alcaloid toàn phần của diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ có khác nhau.
Tính vị - quy kinh:
- Diêm phụ: vị cay, ngọt, tính đại nhiệt (độc bảng B), thông hành 12 kinh.
- Hắc phụ và bạch phụ phiến cũng giống diêm phụ, nhưng ít độc hơn.
Tác dụng: Hắc phụ có tác dụng hồi dương, bổ hỏa, tán hàn, trừ thấp.
Công dụng: Thoát dương khí, tứ chi quyết lạnh, mạch yếu (trầm) bụng lạnh đau, đi tả, đi lỵ do hàn lạnh, phong hàn tê thấp.
Liều dùng: Ngày dùng 2 - 10g.
Hắc phụ và bạch phụ dùng nhiều hơn.
Kiêng kỵ: Không phải trúng hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Phụ phiến: rửa sạch muối, bỏ vỏ, thái lát phơi khô dùng; ngâm nước một ngày một đêm, bỏ vỏ, rửa sạch, bổ đôi hay bổ tư, lại ngâm nước một ngày đêm thái lát 1 - 2 ly, phơi khô. Lấy phụ phiến tẩm đồng tiện, hay nước cam tháo, hoặc nước gừng tùy từng trường hợp.
Hắc phụ phiến và bạch phụ phiến không phải bào chế gì, cứ thế dùng.
Bảo quản: thuốc độc bảng B, để trong lọ kín, nơi khô ráo mát.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN