Logo Website

BÀO CHẾ SƠN ĐẬU CĂN

26/03/2020
Cách bào chế Theo Trung y: Lấy rễ khô ngâm nước 4 - 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 - 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 - 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.

SƠN ĐẬU CĂN

Tên khoa học: Pophora subprosrlata Chu et T.Chen; Họ đậu (Fabaceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ to bằng ngón tay cái, xám nâu, trong trắng, vị rát đắng, không mốc mọt là tốt. Hay nhầm với rễ cây đậu căn (Cajanus indicus spreng, họ đậu).

Thành phần hóa học: Chủ yếu có chứa các chất, chứa alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng với nictoine vv.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, phế và đại trường.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tả tâm hỏa, trừ phong nhiệt.

Công dụng: Trị phát nóng, ho đau cổ họng, trị hoàng đản cấp tính, sát trùng.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy rễ khô ngâm nước 4 - 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 - 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 - 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, ủ mềm 4 - 5 ngày, thái lát mỏng 1 - 2 ly, Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống.

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005