BÀO CHẾ TAM LĂNG
TAM LĂNG
Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi; Họ cói (Cyperaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ gọi là củ, bề ngoài màu tro nhợt, mịn cứng chắc, không mốc mọt không xốp là thứ tốt. Ngoài ra còn có loại hắc tam lăng (Sparganium recemosum Huds) họ hắc tam lăng (Sparganiaceae), hình nhọn hơn cỏ tam lăng, cũng dùng thay thế tam lăng.
Thành phần hóa học: Tinh dầu, tinh bột và một số chất khác chưa nghiên cứu.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào hai kinh can và tỳ.
Tác dụng: Hành khí phá huyết, tiêu tích, chí thông, thông kinh; làm thuốc tiêu, thuốc tán.
Công dụng: Kinh bế, thống kinh, sản hậu ứ trệ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng tam lăng phải nướng chín, làm thuốc tiêu tích thì tẩm giấm 1 ngày rồi sao, hoặc nấu chín sấy khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ngâm nước lã một giờ đem ủ cho mềm, thái nhỏ, tẩm giấm hay rượu sao qua hoặc rửa sạch, ngâm giấm 1 đêm, thái lát sao qua dùng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt, cần để chỗ khô ráo và kín, trước mùa đem phơi kỹ, khi bị chớm mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN