Logo Website

BÀO CHẾ TẦN GIAO

26/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng), sau đó có thể tẩm rượu dùng.

TẦN GIAO

 

Tên khoa học: Gentiana dakuriea Fisch; Họ long đởm (Genlianaceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ sắc vàng, thơm, dẻo, dài độ 10 - 20cm là tốt, thứ mục không thơm là xấu,

Thành phần hóa học: Có tinh dầu và alcaloid,

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào bốn kinh vị, đại trường, can và đởm.

Tác dụng: Tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa huyết.

Công dụng: Trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trễ con cam nóng.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Không có phong thấp lại hay đái dắt thì kiêng không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng (Lôi Công).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng), sau đó có thể tẩm rượu dùng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, thoáng gió.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005