BÀO CHẾ TANG KÝ SINH (gửi dâu)
TANG KÝ SINH (gửi dâu)
Tên khoa học: Loranthus parasiticus (L.) Merr; Họ tầm gửi (Loranthaceae)
Bộ phận dùng: Cả thân cành, lá và quả. Nhiều lá dày, màu lục, khô, không mục nát là tốt.
Không được lẫn với các loại tầm gửi trên các cây khác (Loranthus eslipitatus Stapt).
Tầm gửi còn được lấy từ các loài Scurrula glacilifolia (Schult.) Dans., Macrosolen tricolor (Lec.) Dans., Taxillus chinensis (DC.) Dans.
Thành phần hóa học: Flavonoid.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính bình, Vào hai kinh can và thận.
Tác dụng: Bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, xuống sữa.
Công dụng: Gân cốt tê đau, động thai, sản hậu, không xuống sữa.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 20g.
Kiêng kỵ: Không.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng dao đồng cắt nát, phơi râm cho khô, kỵ lửa (Lôi Công).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy toàn bộ, nhặt bỏ những lá sâu và tạp chất, thái nhỏ phơi khô (thường dùng). Có khi tẩm rượu sao qua (ít dùng).
Bảo quản: khi đã bào chế rồi phải đựng kín tránh mất hương vị, tránh phơi nắng quá nhiều; để nơi khô ráo, mát, thoáng.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN