Logo Website

BÀO CHẾ THẠCH CAO

27/03/2020
Theo Trung y: Giã thành bột, nấu nước cam thảo phi qua rồi phơi khô, nghiến nhỏ dùng. Vì tính hàn, nên nung đỏ hoặc lẫn với đường mà sao thì không hại dạ dày (Lý Thời Trân).

THẠCH CAO

 

Tên khoa học: Gypsum

Bộ phận dùng: đá, trong trắng có thớ là tốt; thứ ít gân, sẫm vàng là xấu.

Thành phần hóa học: CaSO4. H2O.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt cay, tính hàn. Vào ba kinh phế, vị và tam tiêu.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giáng hỏa, chỉ khát, trị điên cuồng.

Công dụng: Trị bệnh nhiệt, tự đô mồ hôi, phiền khát, nói mê sảng, hoảng hốt, trúng nắng, ho do phế nhiệt, đau đầu, đau răng do vị hỏa.

Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g.

Kiêng kỵ: dạ dày yếu, không có thực nhiệt không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Giã thành bột, nấu nước cam thảo phi qua rồi phơi khô, nghiến nhỏ dùng.

Vì tính hàn, nên nung đỏ hoặc lẫn với đường mà sao thì không hại dạ dày (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Thường để sống dùng: tán trước khi sắc (sinh thạch cao).

- Làm hoàn tán: nướng qua, tán, rây mịn (thục thạch cao).

- Giã nhỏ, ngâm rượu một đêm, sáng mai bỏ rượu lấy bột tán phơi dùng (ít dùng).

Bảo quản: Để nơi khô mát, sạch sẽ.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005