Logo Website

BÀO CHẾ THẢO Ô

27/03/2020
Cách bào chế: Rửa sạch dược liệu, nếu là dược liệu khô phải ngâm trong nước đến khi không còn lõi khô, luộc đến khi không còn lõi trắng ở những củ to, nếm thấy vị hơi tê, để ráo nước, thái phiến, sấy khô.

THẢO Ô

Tên khoa học: Aconitum kusnezoffii Riechb.; Họ mao lương (Ranunculaceae)

Bộ phận dùng: Dùng củ con của cây thảo ô (ô đầu hoang dại) có nguồn gốc ở Trung Quốc, cây này chưa được công bố đã có ở Việt Nam.

Thành phần hóa học: Trong rễ có 3 alcaloid độc là aconitin, aconin và benzylaconin.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, ngọt, tính nóng (đại nhiệt); có độc. Vào kinh tâm, tỳ, thận.

Tác dụng: Trừ thấp, trợ dương, giảm đau; dùng để chữa thấp khớp, đau bụng do lạnh.

Cách bào chế: Rửa sạch dược liệu, nếu là dược liệu khô phải ngâm trong nước đến khi không còn lõi khô, luộc đến khi không còn lõi trắng ở những củ to, nếm thấy vị hơi tê, để ráo nước, thái phiến, sấy khô.

Liều dùng: 1,5-3g/ngày. Nếu dùng trong thuốc sắc thì phải sắc trước khoảng 30 phút mới cho tiếp các dược liệu khác vào sắc chung.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không dùng.

Tương kỵ: Không dùng thảo ô với bối mẫu, bạch cập, thiên hoa phấn, qua lâu nhân, bán hạ.

Bảo quản: nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005