BÀO CHẾ THIÊN MA
THIÊN MA
Tên khoa học: Gastrodia elata Blumo.; Họ lan (Orchidaceae)
Bộ phận dùng: Thân củ (vẫn gọi là củ). Củ sắc vàng nhợt, trên tròn, dưới không nhọn, da nhăn; củ già nở tách ra, rắn chắc, to nhiều thịt, không có lỗ hổng, trong sáng là tốt, củ xốp nhẹ là xấu.
Thành phần hóa học: Chất dính, tro của rễ chứa oxyd calci, oxyd magie v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào phần huyết của kinh can.
Tác dụng: Khu phong, trấn kinh.
Công dụng: Choáng đầu, hoa mắt, trúng phong, kinh giản, nói không rõ, bại liệt, các chứng phong hàn thấp tê.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng kỵ: Âm hư và không thật trúng phong thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Lấy thiên ma 1kg để vào trong một cái bình; lấy tật lê 0,300 kg sao nóng đố lên trên, đậy 3 lớp giấy cho kín trong 2 giờ rồi lấy tật lê ra, sao lại đổ trên, đậy kín như trước. Làm như vậy 7 lần, dùng vải lau cho hết mồ hôi, thái nhỏ sấy khô tán bột dùng trị phong tê (Lôi Công bào chế).
- Rửa sạch gói vào giấy, tẩm nước cho ướt, lùi vào lửa trấu mà nướng chín; lấy ra thái lát, tẩm rượu một đêm, sấy khô. Trị can kinh, phong hư (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, để ráo, tẩm nhiều rượu, ủ 3 ngày đêm, mềm rồi bào, sấy nhẹ lửa cho khô.
Bảo quản: Cần để nơi khô ráo vì dễ bị sâu, mọt, mốc. Nếu mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Bào chế rồi đậy kín.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN