Logo Website

BÀO CHẾ THƯỜNG SƠN

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tước hết sống lá bỏ đi, đồ chín phơi khô, khi dùng tẩm rượu một đêm (1kg lá tăm 300ml rượu). Tẩm rượu sao qua thì hết bị nôn mửa.

THƯỜNG SƠN

Tên khoa học: Dichroa febrifuga Lour; Họ thường sơn (Saxifragaceae)

Bộ phận dùng: Lá, rỗ. Lá thu hái vào mùa xuân hạ. Có hai thứ: lá tía tốt hơn lá xanh.

Rễ đào về mùa thu đông, nhỏ dài cong queo, sắc vàng, trong đặc, chắc là tốt.

Ta thường dùng lá hơn là dùng rễ, lá to rộng, không vàng úa mục nát là tốt.

Thành phần hóa học: Toàn cây có dicroin a, p và y.

Tính vị - quy kinh: Rễ vị đắng, tính hàn; lá vị cay, tính bình. Vào ba kinh phế, tâm và can.

Tác dụng: Thanh nhiệt, hành thủy, trừ đờm, dứt cơn sốt.

Công dụng: Dùng sống gây nôn mửa.

Tẩm rượu sao: trị sốt rét, trị đờm.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: người nguyên khí hư yếu có bệnh lâu ngày hoặc già yếu nên thận trọng hơn. Phụ nữ có thai không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Rễ: rửa sạch, giã nát hoặc thái lát, phơi khô dùng hoặc tẩm rượu 2 -3 giờ sao vàng, có thể chưng với rượu.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Tước hết sống lá bỏ đi, đồ chín phơi khô, khi dùng tẩm rượu một đêm (1kg lá tăm 300ml rượu). Tẩm rượu sao qua thì hết bị nôn mửa.

Có người dùng cả rễ và lá nấu thành cao đặc (1ml = 10g dược liệu để trị sốt rét).

Bảo quản: dễ hút ẩm, mốc và vụn nát nên phải năng phơi sấy.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005