BÀO CHẾ THƯƠNG TRUẬT
THƯƠNG TRUẬT
Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb.) DC.; Họ Cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Dùng rễ cây thương truật được thu hái vào mùa xuân và mùa thu.
Thành phần hóa học: Rễ có tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là atratylola và atratylon, vitamin A.
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, cay, tính ấm. Vào kinh tỳ và vị.
Tác dụng: Trừ thấp, kiện tỳ, phát hãn; ngoài ra còn có tác dụng hạ đường huyết, làm sáng mắt. Thường dùng để chữa thấp trệ ở tỳ vị và đại tràng. Ngoài ra còn dùng để kiện tỳ, khu phong thấp. Thương truật chế thường phối hợp với các thuốc trừ thấp chữa đau khớp do thấp nhiệt, phối hợp với thuốc hành khí chữa chứng khí trệ ở tỳ vị (bài Bình vị tán), chữa quáng gà. Dùng thương truật không chê có tác dụng trừ phong, giải biểu.
Cách bào chế:
Thương truật phiến: rửa sạch dược liệu, ủ mềm (có khi ngâm trong nước vo gạo), thái phiến, sấy khô.
Thương truật sao cám: sao cám cho nóng già đến khi bốc khói lên cho thương truật vào, sao đến khi mặt phiến thuốc có màu vàng sẫm thì rây bỏ cám, để nguội.
Thương truật sao cháy đế ôn tỳ, trừ thấp, chỉ tả.
Liều dùng: 5-10g/ngày.
Bảo quản: nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN