Logo Website

BÀO CHẾ THUYỀN THOÁI (xác ve sầu)

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (không ngâm nước lâu ngày vì bị nát) cho sạch đất, phơi khô; bỏ đầu, cánh, chân tùy theo yêu cầu của lương y. Làm hoàn tán thì nhất thiết phải bỏ chân và răng.

THUYỀN THOÁI (xác ve sầu)

Tên khoa học: Cryptotympana pustulata Fabricius; Họ ve sầu (Cicadae)

Bộ phận dùng: Xác lột của con ve sầu khi lấy ở dưới đất lên. Xác khô, vàng, còn nguyên con, không vụn nát là tốt,

Kim thuyền thoái màu vàng là thứ tốt nhất, nhưng hiếm có.

Thuyền hoa là xác ve có rác đất lâu ngày, có một mầm cây cỏ mọc ở trong.

Thành phần hóa học: Có chất kitin, còn chưa nghiên cứu rõ hoạt chất.

Tính vị - quy kinh: vị mặn, ngọt, tính hàn. Vào hai kinh can và thận.

Tác dụng: tán phong nhiệt, thông phế khí.

Công dụng - liều dùng: Trị ngoại cảm, đẩy nốt sởi ra (thấu chẩn), trị thủy thũng, kinh giản ở trẻ con, khó đẻ.

Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Rửa nước sôi cho sạch bùn đất, bỏ cánh và chân, cho nước tương vào nấu qua, phơi khô dùng (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch (không ngâm nước lâu ngày vì bị nát) cho sạch đất, phơi khô; bỏ đầu, cánh, chân tùy theo yêu cầu của lương y. Làm hoàn tán thì nhất thiết phải bỏ chân và răng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, không để vật nặng lên để tránh vụn nát.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005