Logo Website

BÀO CHẾ TRẦM HƯƠNG

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mài hay cạo ra bột hòa với thuốc sắc uống nóng, làm thuốc tán thì thái nhỏ, tán bột mịn, hòa với bột thuốc khác mà làm hoàn tán.

TRẦM HƯƠNG

Tên khoa học: Aquilaria agallocha Roxb; Họ trầm (Thymelacaceae)

Bộ phận dùng: Gỗ của nhiều thứ cây cổ thụ như cây trầm gió (Aquilaria agallochea Roxb) họ trầm (Thymelacaceae) vùng Quảng Bình là tốt nhất. Ngoài ra còn có cây xương rồng (Euphorbia antiquorum L.) cạnh ba cành lồi (rất hiếm, kém) lâu ngày hóa thành gỗ thơm gọi là trầm hương.

Thơm đen, rắn, đắng nhiều, nhiều dầu, khi đốt sùi dầu ở gần lửa, khói rất thơm mát, thả xuống nước chìm là tốt. Còn loại trầm cói, trầm mắm đốt khói đen mùi như trầm đám ma là kém.

Thành phần hóa học: Chứa tinh dầu, chất agoron, benzyl axeton, chất nhựa v.v…

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn, độc. Vào ba kinh tỳ, vị và thận.

Tác dụng: Giáng khí, làm mạnh nguyên dương, hạ đàm.

Công dụng: Trị nôn mửa, đau bụng, trị lỵ độc, cấm khẩu, khí nghịch lên suyễn thỏ.

Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g.

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, khí hư hạ hãm không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Muôn cho vào thuốc hoàn tán thì đẽo nhỏ phơi khô, tán thành bột, hoặc cho vào nắp khạp, nắp siêu mài với nước lấy bột phơi khô dùng. Nếu bỏ vào thuốc thang thì mài rồi điều vào thuốc sắc mà uống (Lý Thời Trân).

Lấy gỗ trầm hương đồ nóng, cho mềm, thái lát mỏng cho vào thuốc sắc, hoặc nghiền nhỏ hoặc mài với nước dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Mài hay cạo ra bột hòa với thuốc sắc uống nóng, làm thuốc tán thì thái nhỏ, tán bột mịn, hòa với bột thuốc khác mà làm hoàn tán.

Bảo quản: Cho vào bình đậy kín, tránh nóng, để nơi khô ráo, không phơi nắng, không bảo quản bằng vôi sống (sẽ khô mất dầu).

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005